Theo Daily Mail, một cuộc khảo sát của công ty chế độ ăn uống Forza với 1.000 đối tượng được thực hiện để xác định chính xác thời gian tốt nhất cho việc ăn sáng, ăn trưa và ăn tối khi bạn muốn giảm cân.
Nghiên cứu cho thấy 84% người được hỏi cho rằng duy trì thời gian ăn các bữa ăn trong ngày là điều rất quan trọng với những người muốn giảm cân. Hơn 76% nói rằng ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày và ăn sáng hàng ngày sẽ giúp họ cắt giảm calo tích tụ trong cơ thể. Trong khi đó, 75% số người được hỏi cảm thấy tốt hơn khi ăn bữa ăn nhẹ và không bao giờ bỏ qua một bữa ăn trưa.
Theo nghiên cứu, thời gian tốt nhất cho bữa sáng là 7h11', bữa trưa là 12h38' và bữa tối là 18h14'. Ngoài ra, bữa tối phải ăn sớm hơn 19h để tối đa hóa việc giảm cân vì mọi người ít hoạt động vào buổi tối, đồng nghĩa với việc lượng calo chuyển hóa thành chất béo dễ dàng hơn nếu bạn ăn muộn.
![]() |
Theo nghiên cứu, thời gian tốt nhất cho bữa sáng là 7h11', bữa trưa là 12h38' và bữa tối là 18h14'. Ảnh: Womenshealthmag. |
Ông Lee Smith, giám đốc điều hành Forza cho biết điều quan trọng đối với chế độ ăn uống không phải là số lượng mà là thời điểm ăn. Theo ông Smith, khoảng thời gian theo nghiên cứu có thể xê dịch một chút, nghĩa là vào thời điểm giữa buổi sáng hoặc buổi chiều, nếu đói, bạn có thể ăn đồ ăn nhẹ ít chất béo.
Ông Smith cũng cho biết chìa khóa để giảm cân thành công là không bao giờ bỏ bữa. "Kết quả cho thấy ăn sáng thực sự là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nếu bạn muốn ăn kiêng thành công. Bạn sẽ gặp thất bại nếu ăn tối sau 20h và vừa ăn vừa xem tivi. Điều này sẽ gây ra một sự đột biến lượng đường trong máu và dễ dẫn tới tăng cân. Những gì bạn cần làm là ổn định lượng đường trong máu bằng cách ăn ba bữa một ngày với 400-600 calo", ông Smith cho biết.
Quy tắc ăn uống chuẩn khi giảm cân
Ăn 3-4 giờ mỗi lần: Theo Tạp chí Women's Health, hầu hết mọi người đều ăn 3 bữa chính và một bữa ăn nhẹ. Điều này có thể loại bỏ chất béo trong cơ thể bằng cách ngăn chặn lượng insulin dư thừa, kích thích leptin kiểm soát thèm ăn và trao đổi chất.
Không ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ: Ăn gần giờ đi ngủ làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng lượng đường trong máu và insulin, ngăn cản việc phát hành melatonin, hormone điều hành đồng hồ sinh học và cắt giảm các hormone tăng trưởng.
Ăn sáng với protein: Để kiểm soát sự thèm ăn tốt hơn trong suốt cả ngày, bạn hãy ăn trứng, các thực phẩm giàu protein, whey protein (sữa chứa protein) cho bữa sáng.
Tiêu thụ thực phẩm giàu protein đầu tiên: Điều này giúp tăng tốc độ trao đổi chất, kích thích khả năng phát tín hiệu lên não rằng dạ dày đã đầy, kiểm soát lượng thức ăn bạn tiêu thụ.
Không tập luyện khi dạ dày trống rỗng: Bạn cần năng lượng từ thực phẩm để việc tập thể dục đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, nên ăn 30 phút trước khi bắt đầu tập luyện.
Tập trung vào thực phẩm: Không ăn khi bạn đang làm bất cứ việc gì như xem tivi, làm việc nhà, lướt web... Tập trung nhai thức ăn và thư giãn đầu óc khi bạn ăn.
(Theo Zing)“Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, điều đáng quý là chúng tôi nhận được sự hỗ trợ và đồng lòng của cộng đồng. Cùng với việc các nhân viên y tế không ngừng nỗ lực, chúng tôi cần sự chung tay góp sức để có thể ngăn chặn sự phát tán của dịch bệnh. Máy móc thiết bị và vật dụng bảo hộ y tế là hết sức cần thiết để giúp đỡ đội ngũ y bác sĩ và bệnh nhân trong thời gian này. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của cộng đồng để cùng nhau giảm thiểu dịch bệnh”, ông Nguyễn Hữu Tú – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết.
" alt=""/>Shopee hỗ trợ máy trợ thở, phòng áp lực âm, đồ bảo hộ y tế và khẩu trang N95 chống dịch Covid"Chúng ta đang trong cuộc khủng hoảng bệnh sởi toàn cầu", cả WHO và UNICEF cùng tuyên bố.
"Khủng hoảng" không phải là một từ được sử dụng trong những tình huống nhẹ nhàng và các quan chức y tế công cộng biết rõ điều đó. Tuy nhiên, khi xem xét về diễn biến của bệnh sởi năm nay, các giám đốc của cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đều phải dùng đến từ “khủng hoảng”.
"Chúng ta đang trong cuộc khủng hoảng bệnh sởi toàn cầu", cả WHO và UNICEF cùng tuyên bố.
Trong ba tháng đầu năm 2019, một cuộc khảo sát sơ bộ của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy các trường hượp mắc bệnh sởi đã tăng 300% trên toàn thế giới.
Ở một số khu vực, như Châu Phi, số người mắc bệnh đã tăng 700% so với năm trước. Và đây chỉ là những cái chúng ta biết. WHO ước tính rằng hơn 90% các trường hợp mắc bệnh trên toàn cầu không được báo cáo.
"Khi bạn đọc xong bài viết này, chúng tôi ước tính rằng ít nhất them 40 người - hầu hết là trẻ em – vừa bị nhiễm căn bệnh nguy hiểm này”, ông Henrietta Fore, giám đốc điều hành của UNICEF và Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO, cùng cho biết trong một bài chia sẻ.
Ngày nay, tất cả các khu vực trên thế giới đang trải qua tình thế các ca mắc bệnh sởi gia tăng, ngay cả ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, như Mỹ, Thái Lan và Israel. Một lần nữa, căn bệnh này đang đe dọa toàn cầu, và nguy cơ mất kiểm soát rất cao.
Ngay bây giờ, đang có những dịch sởi diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Madagascar, Myanmar, Philippines, Sudan, Thái Lan và Ukraine. Trong khi nhiều người ở các quốc gia này đang kêu gọi tiêm vắc-xin, thì tình trạng khẩn cấp tại New York lại liên quan đến sự do dự tiêm phòng của người dân.
" alt=""/>WHO và UNICEF cảnh bảo dịch sởi đang thành “khủng hoảng toàn cầu”, số ca mắc bệnh tăng 300%